Cách Zoom tăng cường tính minh bạch và tiếp cận công lý tại Cơ quan Sáng chế châu Âu

Cách Zoom giúp Cơ quan Sáng chế châu Âu mở rộng khả năng tiếp cận công lý trên phạm vi toàn cầu và cải thiện phương thức luật sư hỗ trợ thân chủ của họ.

Cơ quan Sáng chế châu Âu
Cơ quan Sáng chế châu Âu
Quy mô công ty:

1.000-9.999 nhân viên

Thay mặt cho 38 quốc gia thành viên, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) có trụ sở tại Munich hỗ trợ đổi mới, khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế trên cả khu vực châu Âu. Nhận được hơn 180.000 đơn xin cấp bằng sáng chế hàng năm, tổ chức này đối mặt với nhu cầu rất lớn – 45% đơn đăng ký đến từ các công ty, tổ chức nghiên cứu và nhà phát minh tại châu Âu, trong khi 55% đơn đăng ký đến từ các ứng viên ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác với mong muốn bảo vệ công nghệ của họ tại thị trường Châu Âu. 

 

Năm ngoái, tổ chức này đã cấp gần 134.000 bằng sáng chế. Thông thường khoảng 3-4% bằng sáng chế được cấp mới tại châu Âu phải chịu thử thách (chủ yếu là từ đối thủ cạnh tranh) và sau đó được thảo luận trong “thủ tục tranh biện”. Đây là thủ tục luôn được trình bày trực tiếp với EPO trước khi đại dịch bùng phát. Khi các biện pháp chống COVID-19 khiến các phiên điều trần tại chỗ không thể diễn ra, hàng trăm thủ tục tranh biện bị tồn đọng mỗi tháng. Vì vậy, các thủ tục tranh biện phải chuyển sang hình thức truyền thông video. 

 

Đánh giá tính đổi mới 

Bằng sáng chế chỉ được cấp cho phát minh mới lạ và sáng tạo – nghĩa là phát minh không phải sự kết hợp hiển nhiên giữa các tính năng đã biết. Những người kiểm tra bằng sáng chế so sánh đơn xin mới nhất với hàng triệu tài liệu trong cơ sở dữ liệu của họ để kiểm tra xem sản phẩm được cho là phát minh có thực sự mới hay không. Ngay cả khi người kiểm tra phê chuẩn phát minh xứng đáng cấp bằng sáng chế thì đối thủ cạnh tranh hoặc công chúng vẫn có thể phản đối quyết định này nếu họ có bằng chứng hoặc lập luận nghi ngờ, chẳng hạn như về tính mới lạ của phát minh. Các luật sư bằng sáng chế đại diện cho bên được cấp bằng và bên phản biện sẽ tranh luận vụ việc của họ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Đức trước một hội đồng chuyên gia tại EPO, có lúc tranh luận trong vài ngày.

 

Đón chào phòng xử án kỹ thuật số

Các thủ tục tranh biện tồn đọng đang gây ra sự băn khoăn trong thị trường công nghệ – mọi người sẽ phải chờ bao lâu để biết liệu bằng sáng chế có được phê duyệt hay không? Sự rõ ràng trong vấn đề cấp bằng sáng chế – phát minh nào được chấp thuận và phát minh nào bị loại trừ – cần được đưa ra nhanh chóng để hệ thống bằng sáng chế hoạt động tốt. Nhưng để giải quyết các phiên điều trần tranh biện tồn đọng, cần có một nền tảng truyền thông video mạnh mẽ và đáng tin cậy. 

 

EPO nhận thấy rằng các tính năng trợ năng của Zoom cho phép tiếp cận công lý, hỗ trợ nhóm đa dạng đối tượng gồm bên đăng ký bằng sáng chế và luật sư của EPO. “Zoom là nền tảng yêu thích của chúng tôi cho việc hỗ trợ các phiên dịch viên và nhiều kênh âm thanh, đặc biệt khi các bên có thể sử dụng kết hợp các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức trong các phiên điều trần”, Jeremy Philpott, Giám đốc Truyền thông tại Cơ quan Sáng chế châu Âu cho biết. “Hiện nay, chúng tôi đã sử dụng Zoom cho tất cả các phiên điều trần tranh biện bất kể chúng có yêu cầu phiên dịch hay không, đồng thời để lấy chứng cứ từ các nhân chứng”. 

 

“Việc áp dụng hình thức [truyền thông] qua video cho các thủ tục tranh biện đã nâng cao mạnh mẽ tính minh bạch trong việc đưa ra quyết định về pháp lý của chúng tôi. Các phiên điều trần tranh biện luôn được công khai – nhưng chỉ vài trăm người trực tiếp quan sát hơn 3.000 tranh biện mỗi năm trước khi đại dịch bùng phát. Bây giờ, khi tất cả các vụ việc đều được thực hiện qua Zoom, chúng tôi có hàng ngàn người xem truy cập từ khắp nơi trên thế giới – sinh viên luật, tổ chức phi chính phủ và chủ sở hữu bằng sáng chế ở nước ngoài”, Philpott nói thêm.

 

Những người ủng hộ việc mở rộng quyền tiếp cận công lý

Trong khi lĩnh vực cấp bằng sáng chế châu Âu chủ yếu tập trung ở Munich, thị trường đã mở rộng sang các dịch vụ pháp lý dành cho thủ tục phản đối cấp bằng sáng chế liên quan đến luật sư ở bất cứ đâu tại châu Âu. Việc giảm bớt các rào cản hữu hình giúp mở rộng khả năng tiếp cận công lý trên phạm vi toàn cầu và cải thiện phương thức luật sư hỗ trợ thân chủ của họ. EPO sẽ tổ chức mọi hình thức thủ tục tranh biện chỉ qua Zoom từ mùa thu năm 2021.

 

Hãy nghe lời chia sẻ từ một số luật sư và thành viên khác của tòa án trực tuyến: 

  • Giuseppe Colucci, luật sư đứng đầu, sở hữu trí tuệ EAI: "Công nghệ này mô phỏng cuộc sống thực. Trong phiên điều trần trực tiếp, không phải lúc nào bạn cũng có thể cùng lúc nhìn thấy tất cả mọi người. Nhưng với Zoom, bạn có thể làm như vậy. Với hình thức trực tuyến, nhiều người có thể tham dự phiên điều trần hơn”.
  • Robert Schnekenbühl, đại diện chuyên môn trước EPO: “Bạn có toàn quyền kiểm soát việc tiếp cận các ghi chú và tài nguyên liên quan nếu cần thiết và đó là một công cụ gần gũi mang lại hiệu quả tốt hơn để tiến hành phiên điều trần vấn đáp. Trong quá trình bào chữa, giờ đây bạn có thể dễ dàng chia sẻ video, hình ảnh, v.v. với mọi người ở định dạng chất lượng cao thay vì đưa ra một tờ giấy với các phần chi tiết được tô màu vàng”.
  • Peter Sand, phiên dịch viên tự do: “Zoom đã góp phần hỗ trợ tôi và nhiều đồng nghiệp trong công việc. Mặc dù có những nền tảng khác hỗ trợ phiên dịch từ xa, kinh nghiệm của tôi cho thấy hầu hết các phiên dịch viên đều yêu thích làm việc qua Zoom. Nhiều người trong chúng tôi vô cùng vui mừng khi biết tin EPO đã quyết định tiến hành nhiều thủ tục tranh biện thông qua nền tảng này”.
  • Birgit Schulte, phiên dịch viên hội nghị, AIIC: “Những tính năng mới [của Zoom] giúp chúng tôi có thể phiên dịch đồng thời trực tuyến cho các hội nghị từ xa. Zoom chắc chắn là một trong những nền tảng tốt nhất trên thị trường, liên tục đưa ra những chức năng mới”.

 

Để biết thêm về cách sử dụng Zoom để nâng cao khả năng tiếp cận công lý và tăng cường hoạt động của chính phủ, hãy tham khảo blog của chúng tôi. 

 

Bắt đầu ngay hôm nay