Thời lượng ước tính: 10-60 phút

Thuyết trình theo nhóm

Chiến lược này cho phép học viên cùng nhau thuyết trình từ xa cũng như cho phép các học viên khác tập trung vào những học viên đang trình bày mà không bị phân tâm bởi các học viên còn lại trong lớp.

Các động lực chính giúp học tập hiệu quả:

Kết nối xã hội

Học tập và cộng tác cùng bạn bè

Định hướng tăng trưởng

Cơ hội thực hành lâu dài

Những lý do

Bài thuyết trình nhóm của học viên là điều thể hiện rõ nhất sự cộng tác giữa các học viên trong một
dự án quan trọng. Những loại dự án này cũng phát triển kỹ năng thuyết trình của học viên. Khi thực hiện những bài thuyết trình nhóm trực tiếp, người thuyết trình thường đứng trước lớp với khán giả ở trước mặt họ. Tính năng làm nổi bật của Zoom giúp học viên có thể trình bày theo cách tương tự và cho phép các bạn cùng lớp tập trung tốt hơn vào người thuyết trình.

Điểm nổi bật:

Làm nổi bật video của người tham gia

Tính năng video nổi bật cho phép giáo viên đặt tối đa chín người tham gia làm diễn giả đang hoạt động chính cho tất cả người tham gia. Khi tính năng này được thiết lập, người tham gia chỉ thấy những diễn giả này. Để thiết lập một người thành diễn giả nổi bật, di chuột qua tên người tham gia đó và nhấp vào “…” và chọn ““Làm nổi bật cho tất cả mọi người”.

Triển khai thực hiện

Bài thuyết trình theo nhóm có thể được triển khai bất cứ lúc nào sau khi dự án nhóm hoàn thành. Điều này cho phép
học viên thuyết trình đến mọi người cùng lúc “trước” lớp học trực tuyến. Một vài điều cần
cân nhắc khi triển khai bài thuyết trình theo nhóm bao gồm:

  • Đặt ra các kỳ vọng rõ ràng về cách trình bày của người thuyết trình (ví dụ: bật video của họ, chia sẻ màn hình của họ khi cần, dùng camera phụ làm camera tài liệu để chia sẻ tài liệu, v.v.) cũng như cách các bạn trong lớp có thể tham gia (ví dụ: họ có thể dùng tính năng trò chuyện trong bài thuyết trình, đặt câu hỏi, v.v. hoặc họ có nên chờ đến cuối
    bài thuyết trình hay không).
  • Đưa vào các cách để học viên tương tác trong hoặc sau bài thuyết trình mà không làm ảnh hưởng tới việc học viên tập trung vào bài thuyết trình. Ví dụ: truyền đạt với học viên việc họ có thể sử dụng tính năng phản ứng hoặc gửi các thông điệp xác nhận qua cuộc trò chuyện trong
    bài thuyết trình hay không. Nhóm cũng có thể thực hiện phiên hỏi/đáp có cấu trúc bằng miệng hoặc trong cuộc trò chuyện hoặc cho phép các bạn cùng lớp chia sẻ các câu hỏi qua một
    tài liệu cộng tác trực tuyến trong suốt bài thuyết trình.
  • Đưa ra các cơ hội tập dượt thuyết trình theo nhóm với các chủ đề vui nhộn để học viên cảm thấy thoải mái hơn khi trở thành tâm điểm trong một hoạt động ít rủi ro hơn (ví dụ: chia sẻ loại thức ăn yêu thích của họ và lý do yêu thích).

Xây dựng kỹ năng thuyết trình là điều cực kỳ hữu ích nhưng cũng có thể khiến người ta e sợ, nên điều quan trọng là thực hành, đưa ra sự hỗ trợ, đồng thời thống nhất các cấu trúc và kỳ vọng từ sớm và thường xuyên làm vậy với tất cả mọi người liên quan để việc này diễn ra thành công.

Được phát triển với