Những câu hỏi thường gặp về trợ năng

Sau đây là câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến mà chúng tôi nhận được liên quan đến trợ năng. Để nhận được hỗ trợ bổ sung liên quan đến trợ năng, yêu cầu tài liệu ở định dạng thay thế hoặc đăng ký các yêu cầu trợ giúp người khuyết tật với nhóm hỗ trợ của chúng tôi, vui lòng gửi email tới access@zoom.us

Trợ năng trong Zoom nghĩa là gì?

Tại Zoom, chúng tôi nỗ lực đảm bảo rằng tất cả mọi người với mọi khả năng đều có thể gặp gỡ và cộng tác với nhau thông qua xem xét các yếu tố khác khau về thính giác, thị lực, khả năng vận động và nhận thức. Đội ngũ của chúng tôi tuân thủ các khuyến nghị WCAG 2.1 AA trong quá trình thiết kế và phát triển mọi tính năng nhằm đảm bảo rằng các cân nhắc về trợ năng không chỉ là những lưu ý phụ, mà là yêu cầu bắt buộc trong quá trình phát triển của chúng tôi.

Zoom đảm bảo trợ năng trong các sản phẩm của mình bằng cách nào?

Quá trình thiết kế và phát triển của Zoom kỳ vọng rằng các tính năng mới được giới thiệu sẽ cung cấp trợ năng ngay từ đầu. Nhóm trợ năng cộng tác với nhóm sản phẩm và kỹ thuật ở mọi giai đoạn trong quá trình phát hành. Chúng tôi tin rằng trợ năng nên bắt đầu ở giai đoạn thiết kế, thời điểm có thể xác định và giải quyết các vấn đề cơ bản về trợ năng trong thời gian sớm nhất. Nhóm trợ năng thực hiện kiểm tra với trình đọc màn hình và sử dụng chỉ với bàn phím, đồng thời phối hợp song song với các nhà phát triển để đảm bảo rằng mọi bản phát hành đều tương thích với nhiều công nghệ hỗ trợ nhất có thể.

Nếu phát sinh các sự cố liên quan đến trợ năng, Zoom lập kế hoạch khắc phục các sự cố về trợ năng bằng cách nào?

Zoom liên tục thu thập phản hồi từ người dùng để xác định các khu vực mà sản phẩm của chúng tôi không đáp ứng được khả năng của người dùng. Nếu lỗi trợ năng tồn tại, Zoom sẽ hợp tác với người dùng và khách hàng để xác định các lỗi trợ năng nghiêm trọng nhất và đưa các sự cố này vào kế hoạch khắc phục. Mặc dù kế hoạch khắc phục sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các sự cố, nhưng Zoom rất coi trọng các vấn đề “showstopper” (các sự cố khiến người dùng bị khuyết tật không thể truy cập thông tin) và sẽ đảm bảo rằng các sự cố đó được ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của Zoom.

Zoom có tuân thủ các hướng dẫn WCAG và Tiêu chuẩn Mục 508 không?

Các ứng dụng và trang web của Zoom đều tuân thủ các khuyến nghị của Mục 508 và WCAG 2.1 AA, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết đầy đủ về sự tuân thủ của mỗi sản phẩm theo hướng dẫn WCAG trong tài liệu VPAT tương ứng của sản phẩm tại www.zoom.us/accessibility.

Zoom có hỗ trợ phụ đề rời cho các cuộc họp trực tiếp và hội thảo trực tuyến không?

Zoom hỗ trợ phụ đề rời cho các cuộc họp trực tiếp của ứng dụng theo một số cách thức khác nhau. Người chủ trì cuộc họp có thể tự nhập phụ đề hoặc chỉ định một người tham gia khác nhập phụ đề rời. Ngoài ra, người chủ trì cuộc họp cũng có thể sử dụng nhà cung cấp CART để tạo phụ đề tại chỗ hoặc từ xa. Để tạo phụ đề từ xa, Zoom cung cấp API REST phụ đề rời cho phép các nhà cung cấp phụ đề phát trực tiếp phụ đề của mình trên giao diện Zoom. Cloud Room Connector và Virtual Room Connector của Zoom cũng cung cấp hỗ trợ hiển thị phụ đề rời trên các thiết bị H.323.

Zoom hỗ trợ những nhà cung cấp phụ đề bên thứ ba nào?

Các nhà cung cấp CART sử dụng nhiều nền tảng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng của họ. Hỗ trợ phụ đề tích hợp trong Zoom có thể được thực hiện miễn là nhà cung cấp CART có thể sử dụng nền tảng tạo phụ đề hỗ trợ API REST phụ đề rời của Zoom. VITAC là một nhà cung cấp CART hỗ trợ API phụ đề rời của Zoom. StreamText và 1CappApp là các nền tảng tạo phụ đề cũng hỗ trợ API phụ đề rời của Zoom.

Các bản ghi cuộc họp trên đám mây có thể truy cập được không?

Các bản ghi cuộc họp trên Zoom cloud có thể được phát trực tuyến qua trang Bản ghi của tôi của Zoom web portal. Trình phát video bản ghi trên đám mây có thể truy cập được với trình đọc màn hình và có thể truy cập được chỉ bằng bàn phím. Bản ghi trên đám mây cũng hỗ trợ chế độ xem phụ đề rời và bản phiên âm.

Có thể truy cập Zoom bằng bàn phím được không?

Zoom đảm bảo rằng các sản phẩm của ứng dụng có thể hỗ trợ người dùng bị khuyết tật vận động trong quá trình sử dụng nhờ hỗ trợ trợ năng bàn phím và thiết kế các tương tác không yêu cầu điều khiển vận động tinh tế. Trợ năng bàn phím được đưa vào quá trình phát triển bằng cách đảm bảo rằng mọi thao tác có thể hoàn thành với chuột cũng có thể được hoàn thành chỉ bằng bàn phím và với mức độ dễ sử dụng tương đương. Zoom cũng cung cấp các phím tắt bàn phím có thể tùy chỉnh và kích hoạt toàn hệ thống.

Tôi nên biết các lệnh bàn phím quan trọng nào liên quan đến trợ năng?

Để đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các tính năng của bàn phím trong cuộc họp trên client cho máy tính để bàn, thanh công cụ phải được thiết đặt để không tự động ẩn. Thao tác này có thể được thực hiện bằng cách bỏ chọn "Luôn hiển thị điều khiển cuộc họp" trong phần "Trợ năng" của Cài đặt ứng dụng trên máy tính để bàn, hoặc trong phần "Trong cuộc họp (cơ bản)" của Cài đặt web portal. Điều này cũng có thể được thực hiện trên mỗi cuộc họp bằng phím tắt "Bật/tắt tùy chọn 'Luôn hiển thị điều khiển cuộc họp' trong Cài đặt/Trợ năng". Vui lòng xem bên dưới để biết danh sách các phím tắt bàn phím điều hướng quan trọng khác.

Mô tả

Windows

macOS

Bật/tắt tùy chọn "Luôn hiển thị điều khiển cuộc họp" trong Cài đặt/Trợ năng

Alt

Ctrl +

Điều hướng giữa các cửa sổ bật lên/thanh công cụ của Zoom

F6

CMD + ~

Thay đổi tiêu điểm của điều khiển cuộc họp Zoom (ở trên cùng khi chia sẻ màn hình của bạn, ở dưới cùng khi không chia sẻ)

Ctrl + Alt + Shift

CMD + ~

Bắt đầu điều khiển từ xa

Alt + Shift + R

Ctrl + Shift + R

Người dùng bị khiếm thị có thể truy cập ứng dụng Zoom không?

Zoom đảm bảo cung cấp các sản phẩm mà người dùng bị khiếm thị có thể hiểu và sử dụng được. Sản phẩm của chúng tôi hỗ trợ các trình đọc màn hình phổ biến như NVDA, JAWS, VoiceOver và Android Talkback. Ngoài ra, các giao diện hình ảnh được thiết kế với độ tương phản màu, kích thước và sử dụng màu phù hợp để đảm bảo độ rõ nét cho người dùng có các nhu cầu thị giác khác nhau.

Trình đọc màn hình có thể truy cập nội dung được chia sẻ thông qua tính năng chia sẻ màn hình không?

Nội dung người dùng chia sẻ thông qua tính năng chia sẻ màn hình của Zoom được hiển thị cho những người tham gia cuộc họp dưới dạng phát trực tuyến video HD. Để người dự thính sử dụng trình đọc màn hình có thể truy cập nội dung của chia sẻ màn hình, người thuyết trình nên chia sẻ các tệp/ghi chú có liên quan với những người dự thính trong cuộc họp. Giải pháp này sẽ đảm bảo rằng toàn bộ nội dung và đánh dấu ngữ nghĩa của tài liệu được giữ nguyên, đồng thời giúp người dùng trình đọc màn hình có thể truy cập được nội dung. Zoom cung cấp khả năng tải tệp lên trong tính năng trò chuyện trong cuộc họp để người chủ trì cuộc họp có thể chia sẻ tệp với những người tham gia trong cuộc họp.

Tôi có thể sử dụng tính năng điều khiển từ xa để điều khiển trình đọc màn hình của một máy tính khác không?

Tính năng điều khiển từ xa của Zoom cho phép người dùng điều khiển trình đọc màn hình của người chia sẻ màn hình. Máy tính chủ trước tiên phải bật tính năng "chia sẻ âm thanh máy tính" để phát trực tuyến dữ liệu đầu ra giọng nói của trình đọc màn hình tới máy tính khách. Khi máy tính khách đã có quyền điều khiển từ xa, các tổ hợp phím của trình đọc màn hình thông thường sẽ được đăng ký trên máy tính chủ.

Ứng dụng Zoom có hỗ trợ cài đặt độ tương phản cao hoặc chế độ tối không?

Ứng dụng Zoom trên Windows, iOS và Android hỗ trợ cài đặt độ tương phản cao được thiết đặt trong tùy chọn hệ thống. Ứng dụng Zoom dành cho macOS hỗ trợ Chế độ tối.

Ứng dụng Zoom có hỗ trợ cài đặt phông chữ lớn hơn không?

Ứng dụng Zoom trên macOS và Windows chỉ hỗ trợ kế thừa các tùy chọn tỷ lệ hiển thị được thiết đặt trong cài đặt hệ điều hành. Các ứng dụng Zoom cho máy tính để bàn cũng cung cấp các phông chữ kích thước tùy chỉnh cho phụ đề. Ứng dụng Zoom dành cho iOS và Android hỗ trợ kích thước phông chữ được thiết đặt trong cài đặt hệ thống.

Zoom có hỗ trợ phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu không?

Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu có thể tham gia cuộc họp Zoom giống như mọi người tham gia cuộc họp video khác. Người tham gia có thể sử dụng tính năng ghim của Zoom để giữ cố định hình thu nhỏ video của phiên dịch viên.

Làm cách nào để gửi phản hồi về Zoom Phone theo Đạo luật về truy cập của Canada?

Zoom cam kết trao quyền cho khả năng sử dụng khác nhau của nhiều người và sử dụng công nghệ để loại bỏ các rào cản. Zoom Phone đang trong quá trình triển khai kế hoạch hỗ trợ trợ năng tuân theo Đạo luật về truy cập của Canada. Trong khuôn khổ kế hoạch này, bạn có thể gửi phản hồi của mình về các vấn đề trợ năng tại địa chỉ zoomphone-canada-access@zoom.us. Bạn cũng có thể gửi phản hồi ẩn danh thông qua cổng phản hồi chính của chúng tôi tại địa chỉ https://zoom.us/feed, nhưng vui lòng tham khảo Đạo luật về truy cập của Canada và Zoom Phone nếu bạn sử dụng cổng thông tin này. Phản hồi bạn gửi sẽ được ghi nhận theo cách tương tự như cách bạn gửi phản hồi, trừ khi phản hồi của bạn được gửi ẩn danh. Phản hồi chúng tôi nhận được sẽ được xem xét bởi một chuyên gia về trợ năng và ý kiến đóng góp của bạn sẽ được đưa vào kế hoạch của chúng tôi nếu phù hợp. Theo yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ làm việc với bạn để cung cấp mô tả về quy trình phản hồi của chúng tôi ở định dạng thay thế. Kari Zeni, Phó Tổng Cố vấn, là đại diện được chỉ định để nhận phản hồi của Zoom Phone theo Đạo luật về truy cập của Canada.